Thư viện ảnh
Thống kê truy cập
Hôm nay : 0
Hôm qua : 6
Tháng 04 : 70
Tháng trước : 59
Năm 2024 : 253
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

THÔNG TIN VỀ BUỔI LÀM VIỆC KHẢO SÁT DI TÍCH TẠI XÃ YÊN PHONG CỦA ĐOÀN BẢO TÀNG TỈNH

THÔNG TIN

Lập hồ sơ khoa học di tích Lịch sử Nền nhà bà Ma Thị Đào; di tích lịch sử Nền nhà ông Ma Doãn Giáp; di tích lịch sử Ót Cáy, xã Yên Phong, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.

Ngày 11 tháng 5 năm 2022 đoàn làm việc Bảo tàng tỉnh đến khảo sát thực địa triển khai thực hiện lập hồ sơ khoa học 03 di tích gồm: Di tích lịch sử Nền nhà bà Ma Thị Đào; di tích lịch sử Nền nhà ông Ma Doãn Giáp; di tích lịch sử Ót Cáy, xã Yên Phong.

Thành phần đoàn của bảo tàng tỉnh có:

  1. Ông La Bảo Duy: Phó giám đốc bảo tàng tỉnh
  2. Ông Nông Văn Trường: Viên chức
  3. Ông Hoàng Trí Kỳ: Viên chức
  4. Bà Nông Thị Huệ: Viên chức

Thành phần huyên có:

  1. Ông Nông Văn Dương Trưởng phòng văn hóa thông tin huyện Chợ Đồn
  2. Ông Hoàng Văn Đạt chuyên viên Trung tâm văn hóa

Thành phần xã có:

  1. Ông Nông Triệu Tuấn Phó chủ tịch UBND xã
  2. Ông Hoàng Văn Dũng Công chức địa chính xã
  3. Ông Nguyễn Văn Đặng Công chức văn hóa thông tin

– Đây là bước quan trọng để có cơ sở công nhận di tích

– Lập hồ sơ khoa học di tích trình Ủy ban nhân dân tỉnh xếp hạng di tích cấp tỉnh. Là cơ sở pháp lý trong việc bảo vệ, quản lý, tu bổ, tôn tạo, phục hồi và phát huy giá trị của di tích. Sưu tầm thông tin tư liệu liên quan, khai thác thông tin các nhân chứng lịch sử, mô tả cảnh quan, thực trạng di tích bằng hình ảnh. Tổng hợp các văn bản, hình ảnh, hiện vật liên quan để viết lý lịch di tích. Xác định vị trí, định vị, đo vẽ bản đồ và lập biên bản khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích, vẽ sơ đồ chỉ dẫn đường đi đến di tích. Đưa ra các giải pháp chăm sóc, bảo vệ, tu bổ tôn tạo, phục hồi và phát huy giá trị của di tích.

– Nội dung thực hiện trong thời gia tới.

– Phối hợp với các đơn vị, ngành chức năng có liên quan, chính quyền địa phương khảo sát thực địa, xác định cụ thể vị trí địa điểm, thực trạng của di tích.

– Tiến hành sưu tầm, thu thập tư liệu liên quan, lời kể nhân chứng để tổng hợp viết lý lịch di tích.

– Chụp, biên tập, chú thích, trình bày, đóng quyển bộ ảnh tư liệu khảo tả toàn bộ khu vực di tích.

– Thống kê các hiện vật thuộc di tích.

– Lập biên bản định vị khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích.

– Đo vẽ bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích.

– Hoàn tất bộ hồ sơ khoa học, trình cấp có thẩm quyền quyết định xếp hạng di tích.

– Quy trình thực hiện:

– Đơn vị chủ trì: Bảo tàng tỉnh. Phân công các đồng chí trực tiếp tham mưu thực hiện gồm:

+ Ông La Bảo Duy: Phó giám đốc

+ Ông Nông Văn Trường: Viên chức

+ Ông Hoàng Trí Kỳ: Viên chức

+ Bà Nông Thị Huệ: Viên chức

– Địa điểm di tích

– Xã Yên Phong, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.

– Tổ chức thực hiện.

Bà Nông Thị Huệ và ông Nông Văn Trường trực tiếp tham mưu xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí chi tiết trình Thủ trưởng đơn vị phê duyệt và tổ chức thực hiện hoàn thành các nội dung theo kế hoạch.

Trên đây, là thông tin trong buổi làm việc của đoàn khảo sát lập hồ sơ khoa học 03 di tích: Di tích lịch sử Nền nhà bà Ma Thị Đào; di tích lịch sử Nền nhà ông Ma Doãn Giáp; di tích lịch sử Ót Cáy, xã Yên Phong, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.

Thực hiện: Nguyễn Văn Đặng

 

 

 

 

 

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thăm dò ý kiến
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử:
Danh sách website các đơn vị